Tranh cãi về Arian Công_đồng_Nicaea_I

Công đồng Nicea và việc lên án lạc thuyết Arian.

Arius người xứ Libya, đã từng theo học với Lucianus ở Antiokia. Năm 310, ông thụ phong linh mục và được cử coi sóc giáo xứ Baucalis, ngoại ô thành Alexandria. Arius nổi danh là nhà giảng thuyết, hấp dẫn được nhiều thính giả. Từ đây, ông bắt đầu đưa ra nhiều quan điểm mới về giáo lý.

Giáo thuyết Arius bắt đầu với một quan điểm trung thực: Thiên Chúa là Đấng duy nhất và tự hữu, không thể sinh ra bởi nguyên nhân nào khác. Nhưng ông nói thêm: Thiên Chúa không thể thông bản tính mình cho ai được, vì nếu chủ trương khác, tức là phủ nhận Thiên Chúa, Đấng đơn thuần duy nhất. Bởi vậy ông kết luận tất cả mọi vật ngoài Thiên Chúa đều là thụ tạo, trong đó có cả Đấng Kitô, Ngôi Hai Thiên Chúa. Theo Arius, Chúa Kitô không phải là Thiên Chúa, không ngang hàng không đồng bản tính với Ngôi Cha. Ngài chỉ là một tạo vật hoàn hảo nhất, có trước thời gian, nhưng không phải vô thủy vô chung. Ngôi được chọn làm Con Thiên Chúa, được tham dự Thiên tính, được đặt làm trung gian giữa Thiên Chúa và loài người. Arius mượn lời trong Phúc âm thánh Gioan: "Cha Ta cao trọng hơn Ta" (24, 28), để minh chứng sự xa cách giữa Chúa Cha và Chúa Con[28].

Arius đã thuyết phục được các Giám mục ở Đông phương, phần lớn là môn đệ của Lucianus. Ông còn gây nhiều ảnh hưởng trong nhóm nghiêm túc chủ nghĩa Melecius ở Alexandria. Arius cũng giành được sự ủng hộ của giới phụ và giới bình dân... Tuy nhiên, ngay từ đầu Arius đã bị phản đối bởi các chức sắc xứ Libya và Ai Cập, nhất là thánh Alexander, Giám mục thành Alexandria. Alexander cho rằng Chúa Giêsu và Chúa Cha là một. Ông tin rằng những người theo quan điểm Arian phá hủy sự hiệp nhất của Chúa Trời và trái với Kinh Thánh ("Tôi và Chúa Cha là một"; Gioan 10:30). Hơn nữa trong đó còn nói "để tất cả nên một, như, lạy Cha, Cha ở trong con và con ở trong Cha, để họ cũng ở trong chúng ta. Như vậy, thế gian sẽ tin rằng: Cha đã sai con". (Gioan 17: 21)[9].

Năm 322, công đồng miền họp tại Alexandria có gần 100 Giám mục tham dự đã kết án Arius, khiến ông phải rời bỏ Alexandria đến trú ngụ ở Cesarea (Palestina) với Giám mục Eusebius thành Nicomedia. Alexander liền gửi thư cho các Giám mục, trình bày công việc của công đồng Alexandria và tố cáo hai Giám mục che chở kẻ bị kết án. Từ đó, cuộc tranh luận trở nên công khai làm xôn xao các xứ Syria, Palestina và Tiểu Á.

Kết quả của cuộc tranh luận tại công đồng, phe Arian bị kết án. Giám mục Osio đưa ra bản Kinh Tin Kính trong đó khẳng định Chúa Con đồng bản tính (Homoousios) với Chúa Cha, xác định Cha và Con bằng nhau hoàn toàn. Arius và 2 Giám mục theo ông bị đày qua Ba Tư. Ba Giám mục khác không đồng ý nhưng ký nhận, về sau rút lại, bị đày qua Gallia.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Công_đồng_Nicaea_I http://www.britannica.com/EBchecked/topic/413817/C... http://www.fourthcentury.com/index.php/urkunde-26 http://articles.adsabs.harvard.edu/full/1984JHA...... http://s.daminhvn.net/tusach/lichsugiaohoi/lsgh1-0... http://s.daminhvn.net/tusach/luhanhductin/lhdt04.h... http://s.daminhvn.net/tusach/luhanhductin/lhdt04.h... http://khazarzar.skeptik.net/books/eusebius/vc/gr/ http://www.ccel.org/ccel/schaff/hcc3.iii.xii.iv.ht... http://www.ccel.org/ccel/schaff/npnf203.iv.viii.i.... http://www.ccel.org/ccel/schaff/npnf204.xxiv.ii.ht...